Phê bình và bảo vệ chủ nghĩa tự do Chủ_nghĩa_tự_do

Chủ nghĩa tập thể đối lập với chủ nghĩa tự do phản đối việc nhấn mạnh đến quyền cá nhân và thay vào đó họ nhấn mạnh đến tập thể hay cộng đồng tới mức độ mà quyền của cá nhân có thể hoặc sẽ biến mất hoặc bị hủy bỏ.[82] Chủ nghĩa tập thể có thể thấy cả ở phe hữu và phe tả. Về phe tả, tập thể là nhà nước và thường dẫn đến hình thức chủ nghĩa xã hội nhà nước. Về phe hữu, các phe đối lập bảo thủ và tôn giáo tranh luận rằng tự do cá nhân nếu được hiểu rộng hơn ngữ cảnh trong phạm vi kinh tế nhất định sẽ dẫn tới sự không khác biệt giữa các cá nhân, sự ích kỷ và vô đạo đức. Những người tự do trả lời rằng mục đích của pháp luật không phải là luật hóa đạo đức mà là bảo vệ công dân khỏi bị xâm hại. Tuy nhiên những người bảo thủ lại cho rằng luật pháp trên tinh thần đạo đức chính là để bảo vệ công dân khỏi bị xâm hại.

Các nhà phê bình chống nhà nước của chủ nghĩa tự do như chủ nghĩa vô chính phủ cho rằng nhà nước là không hợp lẽ cho dù vì bất cứ một lý do gì. Một phê bình mềm mỏng hơn là từ chủ nghĩa công xã,[83] họ quan niệm trở về với cộng đồng mà không nhất thiết phải hy sinh quyền cá nhân.

Giữa các khác biệt lý thuyết trên thì một số nguyên tắc tự do vẫn còn đang được tranh luận. Và một số còn được duy trì bởi một số phe phái trong khi các phe khác đã từ bỏ chúng. Chính vì có quá trình đang diễn ra như vậy (một số giữ giá trị tự do truyền thống và phản đối những người tự do khác) đã khiến các nhà phê bình cho rằng liệu từ "tự do" có một ý nghĩa nhất quán nào hay không.

Trong bối cảnh chính trị quốc tế, nhân danh nhân "quyền" điều mà chủ nghĩa tự do phấn đấu vẫn còn nhiều quan điểm trái ngược. Nhiều nhà tự do vẫn ủng hộ chủ nghĩa không can thiệp vì cho rằng như thế là vi phạm chủ quyền của quốc gia khác. Nhưng một số người theo chủ nghĩa liên bang thế giới phê phán chủ nghĩa tự do vì bám chặt lấy học thuyết về chủ quyền quốc gia mà họ cho rằng sẽ không giúp ích gì cả trước họa diệt chủng hay các tội ác lên nhân quyền khác.

Những nhà đối lập kinh tế thuộc phe tả phản đối chủ nghĩa tự do kinh tế về quan điểm cho rằng khối tự nhân sẽ hành đồng vì lợi ích tập thể, và chỉ ra nhiều tổn thưởng lên những cá nhân thua thiệt bị loại ra khỏi cuộc cạnh tranh. Họ phản đối việc sử dụng nhà nước để áp đặt kinh tế thị trường thường là qua các cơ chế thúc đẩy thị trường ở những lĩnh vực phi thị trường trước đó. Họ cho rằng nguyên tắc tự do trong kinh tế và xã hội sẽ dẫn đến bất bình đẳng giữa các nước và ngay trong một nước. Họ cho rằng xã hội tự do có đặc điểm là đói nghèo triền miên và có sự khác biệt về tình trạng sức khỏe giữa các thành phần dân tộc và giai cấp và tỷ lệ tử vong sơ sinh cao và tuổi thọ thấp. Một số thậm chí còn nói tỷ lệ thất nghiệp của nước họ còn cao hơn cả ở các nền kinh tế kế hoạch tập trung.

Phản biện lại là các nước tự do có xu hướng giàu có hơn những nước ít tự do và người nghèo ở các nước tự do còn khá hơn công dân trung lưu ở những nước không tự do và lý lẽ cho rằng bất bình đẳng là một sự cần thiết để thúc đẩy mọi người làm việc chăm chỉ và sản xuất ra nhiều của cải hơn. Trong suốt lịch sử nghèo đói là một vấn đề luôn phổ biến và chỉ khi có sự phát triển của các nước công nghiệp hiện đại mới mang lại sự giàu có cho đông đảo người dân.[84]

Chủ nghĩa tự do và dân chủ xã hội

Chủ nghĩa tự do chia sẻ nhiều mục đích và các phương pháp căn bản với dân chủ xã hội nhưng khác biệt ở một số điểm. Sự khác biệt căn bản [85] giữa chủ nghĩa tự do và dân chủ xã hội là ở sự không nhất trí về vai trò nhà nước trong nền kinh tế. Dân chủ xã hội có thể hiểu là kết hợp các đặc điểm của cả chủ nghĩa tự do xã hộichủ nghĩa xã hội dân chủ. Chủ nghĩa xã hội dân chủ tìm kiếm một sự bình đẳng về sản phẩm ở mức tối thiểu và ủng hộ khối công hữu lớn qua việc quốc hữu hóa các phương tiện thiết yếu như gas và điện để tránh độc quyền tư nhân và đạt được công bằng xã hội, và tăng mức sống của người dân. Ngược lại, chủ nghĩa tự do tuy không ưa thích độc quyền dù là công hữu hay tư hữu nhưng chỉ ưa các hình thức ít mang tính can thiệp của nhà nước thông qua các biện pháp bù giá và điều tiết chứ không ủng hộ các chính sách quốc hữu hóa. Chủ nghĩa tự do nhấn mạnh đến công bằng về cơ hội mà không nhấn mạnh đến công bằng về sản phẩm. Chủ nghĩa tự do Mỹ [86] khác với các chủ nghĩa tự do khác là chưa bào giờ chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và do vậy chưa bao giờ đòi hỏi các chương trình nhà nước phúc lợi xã hội như tại chủ nghĩa tự do ở châu Âu. Ngay cả hiện nay Mỹ vẫn không chia sẻ các chương trình nhà nước phúc lợi như đang được áp dụng ở châu Âu. Và tại Mỹ số lượng các chương trình xã hội để giúp đỡ tầng lớp dân cư có thu nhập thấp duy trì cuộc sống cũng ít hơn so với các nước nói tiếng Anh khác như CanadaÚc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_tự_do http://home.vicnet.net.au/~victorp/vcontent.htm http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F017459.php http://www.americanrhetoric.com/speeches/Ihaveadre... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/339173 http://www.ditext.com/friedman/title.html http://books.google.com/books?id=1wiNKcJzwYQC&prin... http://www.liberalreview.com http://encarta.msn.com/encyclopedia_761552311_2___... http://www.nationalreview.com/goldberg/goldberg121... http://www.nationmaster.com/encyclopedia/Liberal-i...